Thắc mắc: Bị suy giáp có được uống cà phê không?

Đối với các bệnh nhân tuyến giáp, ngoài việc điều trị bệnh bằng phương pháp y học thì chế độ ăn uống sẽ đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng điều trị. Vậy bị suy giáp có được uống cà phê không khi đây là loại đồ uống ưa chuộng của rất nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Trả lời: Bị suy giáp có được uống cà phê không?

Bị suy giáp có được uống cà phê không là thắc mắc của nhiều người 
Bị suy giáp có được uống cà phê không là thắc mắc của nhiều người

Cà phê là loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ thì cà phê là loại thức uống không được khuyên dùng cho người bị suy giáp bởi: 

  • Theo nghiên cứu, uống cà phê vào thời điểm trước và sau khi dùng các thuốc chứa hoạt chất levothyroxine (hoạt chất phổ biến trong điều trị bệnh tuyến giáp) sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc lên đến 25%. 
  • Bên cạnh đó, uống cà phê và những loại đồ uống có hàm lượng caffeine cao sẽ tạm thời che đi các dấu hiệu mệt mỏi, nhịp tim chậm căng thẳng do suy giáp gây ra, Từ đó, khiến người bệnh không kiểm soát được diễn biến bệnh, ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị bệnh.

Vì thế mà người bị rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là người bị suy giáp không nên sử dụng cà phê trong quá trình chữa trị bệnh cũng như trong thời gian phục hồi sức khỏe. 

Bệnh nhân suy giáp nên kiêng ăn gì?

  • Sản phẩm từ đậu nành không lên men: Trong những loại thực phẩm này có chứa một số hợp chất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ i – ốt vào cơ thể, cản trở khả năng tạo hormones của tuyến giáp. Tuy nhiên, các sản phẩm từ đậu nành đã lên men lại rất tốt với người bệnh tuyến giáp như tương miso hay tempeh. 
  • Các loại rau thuộc họ cải: Những loại rau họ cải không phù hợp với người bị bệnh tuyến giáp vì chúng chứa hàm lượng Isothiocyanates cao, có khả năng cản trở hoạt động của tuyến yên, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Những loại đồ ăn chế biến sẵn: Những loại đồ ăn này thường chứa lượng calo rỗng, nhiều chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có hàm lượng chất béo cao, khi nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh thyroxin của tuyến giáp, làm giảm tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật như tim, gan, thận,… đều chứa nhiều axit béo lipoic có nguy cơ phá vỡ hay làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc mà người bệnh tuyến giáp đang điều trị.
  • Các loại thực phẩm có chứa gluten: Gluten là loại protein thường xuất hiện trong các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch như bánh mỳ, bánh quy,… Gluten sẽ có khả năng gây hại đến hệ tiêu hóa, sinh ra phản ứng miễn dịch tự động, khiến tình trạng u tuyến giáp tiến triển nhanh chóng và khó kiểm soát hơn. 
  • Chất xơ và đường: Các chất xơ và đường rất là những chất phổ biến trong chế độ dinh dưỡng nhưng việc nạp quá nhiều chất xơ sẽ khiến hoạt động của tuyến giáp bị hạn chế và ngăn cản sự hấp thụ thuốc ở người bị bệnh suy giáp. Do đó, người bị u tuyến giáp nên hạn chế hấp thụ đường và chất xơ vào cơ thể để đảm bảo sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.

Bệnh nhân suy giáp nên ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân suy giáp 
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân suy giáp
  • Bệnh nhân suy giáp nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu i – ốt tự nhiên như tảo biển, tôm, cua, cá biển để đẩy nhanh quá trình sản sinh các loại hormone cần thiết.
  • Ưu tiên ăn các loại thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, thức ăn dạng lỏng, có lợi cho hệ tiêu hóa như cháo, súp, nước hoa quả nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng.
  • Nên chọn ăn những loại thực phẩm giàu protein để cung cấp đủ calo và bổ sung năm lượng để đảm bảo sự hoạt động và phát triển bình thường của người suy giáp. 
  • Nên ăn các loại thức ăn được nấu chín kỹ và ở nhiệt độ phòng.
  • Người suy giáp cần uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, tăng cường bổ sung nhiều chất xơ tốt trong sinh tố, nước ép trái cây để ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. 
  • Thực đơn của người suy giáp nên được chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thụ đủ dưỡng chất mà không gây tâm lý ngại ăn, biếng ăn. 

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị suy giáp có được uống cà phê không. Qua đó, hy vọng người bệnh có thể lưu ý những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong quá trình điều trị bệnh suy giáp để xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh.